TIN TỨC TỪ SỞ Y TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

THƯ MỜI

THÔNG BÁO


Ngày đăng :   04/02/2020

Ngày đăng :   03/02/2020

Ngày đăng :   03/02/2020

VĂN BẢN


Ngày đăng :   14/02/2020

Ngày đăng :   07/02/2020

Ngày đăng :   07/02/2020

DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE

Xử trí những rắc rối thường gặp trong giai đoạn điều trị bệnh ung thư

Các phản ứng phụ trong thời gian điều trị bệnh ung thư gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến thói quen ăn uống và tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân, thậm chí gây ra tâm trạng chán nản, mệt mỏi, không tuân thủ quá trình điều trị dẫn đến tử vong. Sau đây là cách xử trí một số tình huống thường gặp:

Biếng ăn – sụt cân:
Cố gắng chăm sóc người bệnh theo các tiêu chí sau đây để duy trì việc cung cấp đủ năng lượng và chất đạm cần thiết cho quá trình điều trị khối u: 

  • Ăn 5 đến 6 bữa nhỏ mỗi ngày (thay vì ăn 3 bữa như lúc trước khi mắc bệnh).
  • Tranh thủ ăn nhiều khi có cảm giác đói.
  • Sử dụng các thực phẩm giàu đạm có giá trị sinh học cao như trứng, sữa,..
  • Luôn có sẵn và cung cấp ngay những món ăn, thức uống mà người bệnh yêu thích khi được yêu cầu.
  • Khuyến khích người bệnh vận động để có được cảm giác đói khi đến bữa ăn.

Buồn nôn – nôn:
Các triệu chứng này là do tác dụng của hóa chất và tia xạ sử dụng trong tiến trình điều trị khối u tác động lên dạ dày, ruột và não. Cách xử trí như sau:

  • Ăn số lượng ít, nhưng ăn thường xuyên.
  • Thức ăn dạng lỏng, mát lạnh sẽ dễ được người bệnh chấp nhận.
  • Tránh các món ăn quá béo, quá ngọt, có nhiều gia vị hoặc có mùi quá nồng.
  • Cho người bệnh nhấm nháp các loại nước uống mà họ yêu thích giữa các bữa ăn.
  • Ăn trong tư thế ngồi sẽ ít nôn ói hơn ăn ở tư thế nằm.
  • Tránh ăn hoặc uống trong khi người bệnh đang ói để tránh sặc thức ăn vào phổi. Sau khi ói xong, cho nhấm nháp một ít nước trái cây, một ít bánh quy sẽ giúp người bệnh dễ chịu. 
  • Có thể sử dụng thuốc chống nôn theo toa của bác sĩ.

Tiêu chảy:
Có thể do chính khối u gây ra, do hóa trị, do xạ trị ở vùng bụng, vùng chậu hoặc do dùng các loại thuốc khác trong quá trình điều trị ung thư. Để tránh tình trạng mất nước và rối loạn điện giải, người bệnh cần uống nhiều nước (nước đun sôi để nguội, nước trái cây, nước hầm xương với rau, củ, dung dịch bù nước,..), ăn từng bữa nhỏ với các món ăn mềm, ít muối, giảm các thực phẩm giàu chất xơ, sử dụng thuốc theo toa bác sĩ.  

Táo bón:
Hóa chất đưa vào cơ thể người bệnh để diệt các tế bào ung thư cũng rất dễ gây táo bón. Khi đó, người bệnh cần:

  • Uống nhiều nước để kích thích nhu động ruột, làm mềm phân; các loại nước được khuyên dùng là nước chín, nước ép từ quả mận đỏ, nước trái cây ấm,
  • trà đã tách hết caffein, nước chanh nóng.
  • Ăn các thực phẩm giàu chất xơ: ngũ cốc nguyên hạt, rau tươi hoặc rau nấu chín, trái cây tươi hoặc trái cây khô.
  • Tăng vận động nếu sức khỏe người bệnh cho phép.
  • Sử dụng thuốc làm mềm phân theo toa bác sĩ.

 Đau miệng – đau họng:

Thường là viêm lớp niêm mạc miệng do tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị trong tiến trình điều trị ung thư. Người bệnh sẽ khó ăn và khó nuốt dẫn đến suy giảm sức khỏe một cách nhanh chóng. Để cải thiện tình trạng này cần thực hiện như sau:

  • Ăn các món ăn mềm, trơn (giúp dễ nuốt).
  • Thực phẩm mát hoặc lạnh sẽ giúp người bệnh ít đau rát khi ăn hơn là ăn nóng.
  • Tránh các món ăn khô, thô ráp.
  • Uống nhiều nước, nên uống sữa mát, nước ép từ trái cây ngọt, súp kem hoặc nước hầm xương.
  • Tránh uống rượu, cà phê, các món có vị chua và nhiều gia vị.
  • Súc miệng nhiều lần trong ngày với nước muối tự pha (50ml nước với 1 thìa cà phê muối gạt ngang). 

Chăm sóc người bệnh ung thư đòi hỏi kiên nhẫn, khoa học và sự đồng cảm với nỗi đau, tâm trạng của bệnh nhân. Nhưng tất cả sẽ trở nên dễ dàng nếu bạn thực hiện công việc này bằng cả trái tim.



 

Các tin khác

  • LỰA CHỌN MÓN ĂN NGÀY TẾT CHO NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG