TIN TỨC TỪ SỞ Y TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

THƯ MỜI

THÔNG BÁO


Ngày đăng :   31/01/2020

Ngày đăng :   31/01/2020

Ngày đăng :   31/01/2020

VĂN BẢN


Ngày đăng :   02/02/2020

Ngày đăng :   23/01/2020

Ngày đăng :   16/12/2019

THỜI SỰ DINH DƯỠNG

HỘI NGHỊ DINH DƯỠNG TPHCM MỞ RỘNG LẦN THỨ 7

“Dinh dưỡng và Lão hóa”
Thời gian: 27-28.7.2018
Hội nghị Dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh mở rộng là hội nghị khoa học chuyên ngành dinh dưỡng được tổ chức thường niên tại thành phố Hồ Chí Minh. Hội nghị cung cấp chương trình khoa học thú vị với các kiến thức mới nhất về dinh dưỡng, tiết chế và chuyển hóa với các báo cáo viên khách mời là các nhà khoa học có uy tín trong và ngoài nước. Hội nghị giới thiệu những kết quả nghiên cứu khoa học thực hiện tại các bệnh viện, trong cộng đồng. Hội nghị cũng giới thiệu các sản phẩm dinh dưỡng điều trị, phục hồi dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe, phòng ngừa rối loại dinh dưỡng.

Hội nghị Dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh mở rộng lần thứ 7 năm 2018 sẽ giới thiệu phong cách thuyết trình mới, phá vỡ khuôn mẫu, tạo cảm hứng ngghiên cứu, học thuật cho đại biểu.

1. Chủ đề của Hội nghị Dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh mở rộng năm 2018
   “Dinh dưỡng và Lão hóa”

2. Thời gian: 27 và 28.7.2018

4. Nội dung
Hội nghị có các phiên chuyên đề về:
- Lão hóa-Tích tuổi
- Dinh dưỡng, vận động cho người cao tuổi
- Dinh dưỡng phòng chống lão hóa
- Vận động phòng chống lão hóa
- Dinh dưỡng điều trị suy mòn, ung thư, suy thận, đái tháo đường
- Dinh dưỡng cho vận động viên
- Đào tạo nhân lực dinh dưỡng.
- Xây dựng và phát triển hoạt động dinh dưỡng tiết chế bệnh viện ở các quốc gia Châu Á và Việt nam.
    5. Thông tin chuyên môn chính
      Các bằng chứng về cơ chế của tình trạng lão hóa, về hiệu quả và giải pháp kỹ thuật trong can thiệp dinh dưỡng, tiết chế, vận động, các phương pháp hỗ trợ chẩn đoán, điều trịcải thiện tình trạng dinh dưỡng rút ngắn thời gian phục hồi, giảm tỉ lệ biến chứng và tử vong trong phòng ngừa lão hóa và điều trị các bệnh lý liên quan đã được các nhà khoa học có uy tín, các giáo sư chuyên ngành dinh dưỡng, chuyển hóa, nhi khoa, dịch tễ, miễn dịch và khoa học thực phẩm đến từ Australia, Canada, Nhật Bản, Malaysia, Singapore và Việt Nam báo cáo trong 21 báo cáo khoa học.

      Ước tính đến năm 2025 sẽ có hơn 1,2 tỷ người trên thế giới trên 60 tuổi. Việt Nam nằm trong tốp 5 quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Dự báo đến năm 2050, người cao tuổi ở nước ta sẽ chiếm 26% dân số đưa nước ta trở thành quốc gia “siêu già”. Nhiều bệnh lý đi song hành với tuổi tác và người cao tuổi như các bệnh mạch vành, tăng huyết áp, đột quỵ, đái tháo đường, ung thư, suy dinh dưỡng, thoái hóa khớp loãng xương, sa sút trí tuệ, trầm cảm...Số người cao tuổi ở Việt Nam có sức khỏe tốt chỉ chiếm khoảng 5,7%. Có hơn 60% số người cao tuổi có tình trạng sức khỏe yếu hoặc rất yếu cần người chăm sóc. Trung bình mỗi người Việt Nam phải chịu 14 năm bệnh tật trong tổng số 73 năm trong cuộc sống; một người cao tuổi có có ít nhất 3 bệnh cần điều trị. Số năm trung bình khỏe mạnh của người dân chỉ xếp thứ 116/177. 

      Một số nghiên cứu do Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, bệnh viện Ung bướu TPHCM thực hiện cho thấy  bức tranh về nguyên nhân, hậu quả lão hóa: Nghiên cứu ở nhóm người làm việc văn phòng cho thấy tỉ lệ béo phì là 29,8%. Chỉ có 4,8% hoạt động thể lực đủ khuyến nghị, 49,4% đối tượng không tập thể dục. Lượng chất xơ trung bình chỉ 7,9g trong khi khuyến nghị cần đạt 20 g/ ngày. Thói quen ăn mặn  chiếm tới 61,3%. Nghiên cứu 10 bệnh ung thư thường gặp nhất tại BV Ung bướu cho thấy tại thời điểm nhập viện, 34,8% bệnh nhân bị suy dinh dưỡng; hơn 50% bệnh nhân tiếp tục sụt cân trong quá trình điều trị, chỉ có 5,6% ăn đủ nhu cầu, 39% ăn không đến 75% nhu cầu năng lượng mỗi ngày; chỉ có 12,6% bệnh nhân suy dinh dưỡng được hội chẩn và tư vấn dinh dưỡng, 6% bệnh nhân trì hoãn hoặc ngừng điều trị vì suy dinh dưỡng.
     
      Tình trạng thiếu hụt nhân lực có chuyên môn trong lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng, tiết chế là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến việc thực hiện chăm sóc điều trị dinh dưỡng không đạt tiêu chí chất lượng do Bộ Y tế qui định. Kinh nghiệm từ Australia, Nhật Bản là phải tổ chức hệ thống đào tạo cử nhân dinh dưỡng tiết chế, có qui định số lượng tối thiểu nhân viên dinh dưỡng tiết chế theo số giường bệnh, thanh toán  bảo hiểm y tế cho khám tư vấn dinh dưỡng và các suất ăn khi nằm viện; tổ chức hệ thống mạng lưới dinh dưỡng từ bệnh viện đến cộng đồng. 

      Khuyến nghị về dinh dưỡng cho người cao tuổi phải giúp duy trì khối cơ, khối xương để hạn chế tàn phế, gãy xương, giảm nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm, làm chậm quá trình lão hóa và kéo dài tuổi thọ. Nhu cầu năng lượng, lipid, carbohydrate, sodium, đường tực do giảm, trong khi nhu cầu protein và hầu hết các vitamin, chất khoáng, chất xơ và nước tăng lên ở người cao tuổi. Việc cân đối các chất dinh dưỡng có nguồn gốc động vật và thực vật; duy trì tính điều độ và chọn thực phẩm thay thế cần được ưu tiên khi thiết kế chế độ ăn cho người cao tuổi. Sử dụng thực phẩm bổ sung và nuôi ăn đường ruột nên được xem xét ở người cao tuổi có nguy cơ cao hoặc không thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị hàng ngày.

      Kết quả nghiên cứu thực phẩm thấp năng lượng ăn liền dạng cháo có mức năng lượng trung bình chỉ 250 kcal/ đơn vị và có chỉ số no cao do Trung tâm Dinh dưỡng thành phố thực hiện được mong đợi là một trong các giải pháp dự phòng lão hóa, điều trị béo phì hữu hiệu.

    6. Báo cáo viên khách mời
    - Phó Giáo sư TS Danielle Gallegos, Queensland University of Technology, Australia
    - TS Jolieke van der Pols, Queensland University of Technology, Australia
    - Phó Giáo sư TS Huỳnh Hạnh, University British Columbia, Canada
    - Phó Giáo sư TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế
    - Giáo sư TS Nguyễn Công Khẩn, Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam.
    - Giáo sư TS Lê Thị Hợp, Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam.
    - Giáo sư TS Nguyễn Đức Công, Giám đốc Bệnh viện Thống nhất
    - Phó Giáo sư TS Đỗ Văn Dũng, Phó Hiệu trưởng Đại học Y Dược TPHCM
    - TS Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam

    7. Đại biểu tham dự
    - 450 đại biểu là các bác sĩ, dinh dưỡng viên, cán bộ giảng đang công tác tại các bệnh viện, trung tâm y tế, trường đại học, viện nghiên cứu tại TP.HCM và các tỉnh thành.
    - Hội nghị sẽ có sự tham dự của lãnh đạo Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Sở Y tế TP.HCM các một số tỉnh thành, Hội Dinh dưỡng Việt Nam, Hội Y học TPHCM, Hội Dinh dưỡng Thực phẩm TP.HCM, Hội Dinh dưỡng Châu Á.

    8. Triển lãm
    - Sản phẩm dinh dưỡng đặc trị
    - Sản phẩm dinh dưỡng mới ứng dụng trong điều trị suy dinh dưỡng, thấp còi, béo phì, thiếu vi chất dinh dưỡng, đái tháo đường, loãng xương, suy thận, nâng cao sức khỏe, phòng chống lão hóa...
    - Thực phẩm chức năng.
    - Trang thiết bị dùng trong chẩn đoán và điều trị dinh dưỡng, vận động, phục hồi dinh dưỡng
    - Thực đơn dinh dưỡng, tài liệu truyền thông về dinh dưỡng tiết chế.

    9. Thông tin về hội nghị
    - Thông tin về Hội nghị sẽ được đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng Thực phẩm Việt nam, website Trung tâm Dinh dưỡng, đài phát thanh, đài truyền hình,báo, Medinet TPHCM...

    10. Ban Tổ chức
    - Sở Y tế TPHCM; Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM.
    - Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TPHCM
    - Hội Dinh dưỡng Việt nam; Hội Dinh dưỡng Thực phẩm TPHCM.

       CHƯƠNG TRÌNH

      HỘI NGHỊ DINH DƯỠNG TPHCM MỞ RỘNG LẦN THỨ 7
      “Dinh dưỡng và Lão hóa”
      Thời gian: 27 – 28/7/2018

      Ngày 27/7(8:00 – 12:00)
      Địa điểm: Giảng đường 3D, tòa nhà 15 tầng - Đại học Y Dược TPHCM, 217 Hồng Bàng, phường 11,  quận 5, TPHCM
      Chủ tọa:PGS.TS Đỗ Văn Dũng, ThS Mai Bá Hùng, PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh.

      1. Dinh dưỡng trước, trong & sau thi đấu cho vận động viên đỉnh cao
      BCV: PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh

      2. Kinh nghiệm tổ chức đào tạo và phát triển chuyên ngành dinh dưỡng tiết chế tại Australia & 1 số quốc gia
      BCV: GS.TS Danielle Gallegos

      3. Thảo luận

      Ngày 28/7 (7:30 – 17:00)
      Địa điểm: Trung tâm Hội nghị 272 Võ Thị Sáu, quận 3 TPHCM





       

      Các tin khác

      • Sinh hoạt Câu lạc bộ Dinh dưỡng và Sức khỏe tháng 7 năm 2019