TIN TỨC TỪ SỞ Y TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

THƯ MỜI

THÔNG BÁO


Ngày đăng :   04/02/2020

Ngày đăng :   03/02/2020

Ngày đăng :   03/02/2020

VĂN BẢN


Ngày đăng :   07/02/2020

Ngày đăng :   07/02/2020

Ngày đăng :   07/02/2020

PHÒNG CHỐNG BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM

Đái tháo đường - Gánh nặng sức khỏe toàn cầu ( 05/12/2017 )

Đái tháo đường gia tăng trên toàn cầu  

Đái tháo đường cùng với tăng huyếp áp, ung thư và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được coi là thách thức lớn của thế kỷ XXI, làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế và đe dọa tiến trình thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ.

6 hiểu lầm trong phòng chống béo phì ở trẻ em ( 30/11/2017 )

Thừa cân béo phì ở trẻ em là một vấn đề dinh dưỡng cộng đồng báo động tại TPHCM khi thừa cân béo phì ở chiếm tỉ lệ cao và ngày càng gia tăng nhanh chóng. Theo khảo sát mới nhất của Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, 41.4% học sinh phổ thông thừa cân béo phì. Tỉ lệ này tăng hơn gấp đôi so với khảo sát 5 năm trước (18.6%). Thừa cân béo phì gia tăng theo tuổi từ 15.3% ở trẻ dưới 5 tuổi và đạt đỉnh cao 51.8% ở học sinh tiểu học, tiếp tục cao ở mức 35.5% ở học sinh trung học cơ sở và giảm còn 19.5% ở học sinh trung học phổ thông.

Sử dụng thực phẩm gói ăn liền đúng cách để hạn chế bệnh tim mạch ( 30/11/2017 )

Các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy việc tiêu thụ quá nhiều muối là nguyên nhân góp phần gia tăng tỷ lệ bệnh tăng huyết áp từ đó dẫn đến tăng nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ. Mỗi năm, có 17,7 triệu người tử vong do bệnh tim mạch tương đương khoảng 30% tổng số trường hợp tử vong trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, hiện có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp và 2 triệu người mắc bệnh tim, tỉ lệ người bị bệnh tim mạch ngày càng gia tăng, tử vong do bệnh tim mạch chiếm tới 33% tổng số trường hợp tử vong.

Sử dụng đường ăn kiêng ở người đái tháo đường ( 05/12/2017 )

Người bệnh đái tháo đường mà hảo ngọt không nên sử dụng đường từ mía. Đường này chính là sucrose có chỉ số đường huyết cao làm tăng đường huyết và cung cấp năng lượng có thể làm tăng cân. Để tránh tác động bất lợi này người bệnh đái tháo đường có hay không có béo phì cần sử dụng loại đường nhân tạo hay thay thế nhằm cải thiện các ảnh hưởng xấu gặp phải. Thực chất các loại đường này không hoặc sinh ra năng lượng rất it, có độ ngọt gấp rất nhiều lần đường thường dùng và không chứa nhiều carbohydrate . Các loại đường sử dụng cho người đái tháo đường là đường nhân tạo, đường alcohol, cây cỏ ngọt Stevia. Mổi loại đường có đặc điểm khác nhau mà người đái tháo đường cần chọn phù hợp với nhu cầu của mình. Các loại đường này đã được chấp nhận sử dụng trong cộng đồng và an toàn nếu được sử dụng ở mức độ cho phép.

Sử dụng trái cây ở người bệnh đái tháo đường ( 05/12/2017 )

Trái cây là nhóm thực phẩm mà không thể thiếu trong việc ăn uống hàng ngày của chúng ta. Người bị đái tháo đường có thể ăn nhiều loại trái cây giống như người không bị đái tháo đường nhưng có điểm khác là người bị đái tháo đường không thể ăn một cách thoải mái mà phải ăn trong giới hạn cho phép về số lượng trái cây ăn mỗi lần và số lần ăn trái cây mỗi ngày phù hợp để giữ đường huyết ổn định.

Dinh dưỡng phòng ngừa đái tháo đường ( 05/12/2017 )

“ Đến thế kỷ 21 bệnh đái tháo đường trở thành nạn dịch toàn cầu” đó là dự báo của Tổ chức Y tế Thế giới, số người mắc bệnh sẽ tăng hơn 330 triệu người, tập trung đông nhất ở các nước như Ấn Độ và Đông nam Á, chủ yếu những quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.

Tự theo dõi biến chứng đái tháo đường ( 05/12/2017 )

Bệnh đái tháo đường là bệnh mạn tính người bệnh phải sống cùng với bệnh đến suốt đời.Vì vậy, chính người bệnh là nhân vật đóng vai trò kiểm soát bệnh của mình.Nguyên nhân dẫn đến các biến chứng của bệnh đái tháo đường là do tình trạng tăng đường huyết kéo dài, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu; vì thế để phòng ngừa biến chứng bệnh đái tháo đường các chỉ số này cần được ổn định và giữ ở mức an toàn cho phép. Cụ thể như sau (theo mục tiêu Chương trình phòng chống đái tháo đường Quốc gia ):

Béo phì - Nguy cơ bệnh đái tháo đường ( 05/12/2017 )

Đái tháo đường là bệnh mạn tính không lây nhiễm hiện đang gia tăng và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn cầu. Đái tháo đường có thể gây nhiều biến chứng, tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt tại các nước có thu nhập thấp. Một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu của bệnh đái tháo đường chính là béo phì.

Ăn uống như thế nào khi mắc bệnh đái tháo đường ( 05/12/2017 )

Bệnh đái tháo đường là căn bệnh mãn tính, số người bị bệnh đang gia tăng ngày càng nhiều đến mức báo động “đại dịch toàn cầu trong thế kỷ 21”. Từ nền kinh tế lạc hậu nghèo nàn chuyển tiếp nhanh sang nền kinh tế công nghiệp hiện đại, không có sự chuẩn bị thích nghi với lối sống mới, lối sống công nghiệp… là một trong những nguyên nhân khiến căn bệnh này tăng nhanh ở các nước đang phát triển, đáng kể nhất là loại đái tháo đường típ 2( tăng 170%).

Dinh dưỡng tiền đái tháo đường ( 05/12/2017 )

Bệnh đái tháo đường đang là hiểm họa của sức khỏe cộng đồng, ước tính đến năm 2025 số người mắc bệnh trên toàn thế giới là 330 triệu người chiếm 5,45 %, đặc biệt dân số mắc bệnh gia tăng tập trung ở các nước đang phát triển châu Á và châu Phi. Trước khi mắc bệnh hầu hết người bệnh đều trải qua giai đoạn tiền đái tháo đường nhưng không hề biết và các biến chứng trong giai đoạn này đặc biệt là biến chứng tim mạch không khác gì ở người đã bị đái tháo đường.

1 - 10  trong  10  Tin   
  1   
Tháp dinh dưỡng cân đối
Hình ảnh
 

Bản quyền @ 2013. TRUNG TÂM DINH DƯỠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Địa chỉ: 180 Lê Văn Sỹ, phường 10 quận Phú Nhuận, Tp.HCM, Việt Nam.
Điện thoại: 84-8-38445990   ||  Fax: 84-8-38448405
Ghi rõ nguồn "Trung Tâm Dinh Dưỡng Thành phồ Hồ Chí Minh" khi phát hành lại thông tin từ website này.
Phiên bản thử nghiệm