Bèo tấm là một trong những loại thảo dược được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc y học cổ truyền điều trị bệnh lý. Tuy nhiên hiện nay cách sử dụng loại cây thủy sinh này thường không đúng cách khiến gây nên những tác dụng ngoài ý muốn. Cùng tìm hiểu thông tin dưới đây nhé.
Bèo tấm là gì?
Bèo tấm là một giống thủy sinh phát triển ở môi trường nước ngọt, mọc nổi, có từ 2 đến 4 lá, mỗi lá có rễ lơ lửng dưới nước. Đến thời điểm lá mọc nhiều cây sẽ phân chia thành nhiều thân khác nhau cùng chiều dài rễ khoảng 1-2cm.
Thân cây có dạng hình thấu kính có chiều rộng khoảng 5mm cùng hình lá bầu dục 2-3cm. Đồng thời lá có màu xanh tươi sáng ở vị trí mặt trên mà đậm hơn khi xuống dưới, phiến lá sinh chồi phát triển nổi trên mặt nước có thể chuyển biến từ thân.
Phần dưới phiến lá với 3 đến 5 gân và lỗ không khí nhỏ hỗ trợ quá trình nổi cùng 1 rễ duy nhất. Sự sinh sản của bèo tấm diễn ra nhờ vào quá trình nảy chồi có khi thành hoa bao gồm 1 nhụy và 2 hoa.
Loại cây thủy sinh bao gồm 2 loại hoa đực, 2 nhị, 1 hoa cái, 1 bầu, không xuất hiện cụm hoa. Khi ra quả sẽ được mọc bên trong túi nhỏ chứa không khí và hạt để có thể nổi trên mặt nước dễ dàng.
Công dụng của bèo tấm trong y học
Bèo tấm với những cách sinh sản đặc biệt mang đến những lợi ích cho lĩnh vực y học. Đến nay loại cây này đã được ứng dụng trong nhiều phương thuốc điều trị bệnh cùng nhiều công dụng khác nhau. Cụ thể:
Bèo tấm ứng dụng trong Tây y
Bèo tấm được sử dụng trong Y học phương tây như một nguồn thực phẩm phổ biến. Cây có chức năng chống lại bệnh nhiễm khuẩn da Erysipelas do vi khuẩn cùng tên tạo ra với những dấu hiệu ở mặt và phát ban.
Bên cạnh đó bèo tấm được sử dụng như một giải pháp phòng ngừa bệnh dịch hạch hiệu quả nhất. Bên cạnh đó loại thảo mộc tự nhiên này có thể làm phương thuốc trị đau đầu cho chị em khi tiếp xúc quá nhiều với ánh mặt trời.
Dùng một miếng vải lanh cho bèo tấm vào bên trong, bọc lại và đặt lên trán để cảm nhận kết quả. Đồng thời hàm lượng Flavonoid có trong bèo tấm còn có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm nhanh chóng.
Bèo tấm là thành phần có trong các phương thức dạng đắp điều trị chàm, sưng tấy, phát ban, côn trùng cắn,…. Công nghệ hiện đại thảo mộc được kết hợp cùng với nhiều dược liệu tự nhiên khác phòng ngừa viêm đường hô hấp trên. Ngoài ra đây còn là phương thuốc thanh lọc máu, chống viêm, điều trị thấp khớp mãn tính như viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp,….
Bèo tấm trong Đông y
Bèo tấm với đặc tính vị chát, khá đắng trong Đông y được xem như một thảo mộc tự nhiên có tính lạnh giúp ra mồ hôi. Loại thủy sinh này được áp dụng chủ yếu trong những bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu và hệ hô hấp.
Tại Trung Quốc thảo mộc được sử dụng với mục đích điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và phù nề. Đồng thời áp dụng trong các phương thức điều trị bệnh về da như phát ban, côn trùng cắn, sởi,….. Trong Đông y bèo tấm được sử dụng kết hợp hoặc riêng biệt với các thảo mộc khác để chữa trị bệnh lý.
Thành phần của bèo tấm
Bèo tấm mang đến những hữu ích trong lĩnh vực y học nhờ vào những thành phần bên trong. Cây có đa dạng đặc tính nên được ứng dụng nhiều trong y học cổ truyền sánh ngang với những loại đậu giàu Protein.
Một điểm nổi bật của bèo tấm không thể bỏ qua chính là cung cấp lượng lớn I ốt nên thường được sử dụng điều trị bệnh tim mạch. Chiết xuất thành phần của bèo tấm có thể kể đến như Vitamin nhóm E, C, PP, Tanin, axit béo, đạm, Photpholipit, khoáng chất, Xenlulozo,…..
Hy vọng những thông tin được chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hữu rõ hơn về loại cây thủy sinh này. Bên cạnh khả năng điều trị bệnh lý chúng còn được nhân giống phát triển tại nhiều ao, hồ với mục đích chăn nuôi cá, ốc trong nông nghiệp. Tìm hiểu để lựa chọn cho mình phương pháp canh tác chuẩn nhất nhé.