TIN TỨC TỪ SỞ Y TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

THƯ MỜI

THÔNG BÁO


Ngày đăng :   24/01/2020

Ngày đăng :   26/12/2019

Ngày đăng :   03/11/2019

VĂN BẢN


Ngày đăng :   23/01/2020

Ngày đăng :   16/12/2019

Ngày đăng :   01/12/2019

DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE

Đừng để trẻ bị thiếu Vitamin A

Thiếu vitamin A ảnh hưởng gì đối với cơ thể?Vitamin A là loại vitamin tan trong chất béo cần thiết cho quá trình nhìn, phát triển xương, sinh sản, sự phân bào, sự sao chép gen. Vitamin A còn giúp điều chỉnh hoạt động của hệ miễn dịch bằng cách tạo bạch cầu chống lại vi trùng & virus gây bệnh. Chức năng đặc trưng nhất của vitamin A là tác dụng trên võng mạc mắt. Bình thường, mắt có thể thích nghi với sự thay đổi “sáng – tối” một cách nhanh chóng, khi thiếu vitamin A thì mắt dễ bị lóa & mất thời gian lâu mới điều chỉnh lại như bình thường.

Vitamin A còn giúp thúc đẩy sự phát triển & biệthóa các tế bào biểu mô ở da, mắt, hô hấp, tiết niệu & ống tiêu hóa. Chứcnăng đặc biệt của tế bào biểu mô là bài tiết dịch nhầy & bao phủ dưới dạngnhung mao. Các nhung mao ở niêm mạc đường hô hấp di động liên tục, có tác dụngbảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân lạ (vi trùng, bụi…) từ bên ngoài. Khithiếu vitamin A, các biểu mô này bị sừng hóa, các nhung mao thưa dần & mấtđi, không còn tác dụng bảo vệ đường hô hấp. Các tế bào biểu mô liên tục đượcthay thế bằng các tế bào mới nên vitamin A cần được cung cấp thường xuyên chocơ thể. Thiếu vitamin A còn dẫn đến sừng hóa biểu mô giác mạc có thể gây loét& mù lòa do thiếu vitamin A (gọi là bệnh khô mắt). Vitamin A còn có vai tròtrong sự tăng trưởng & sự phát triển của xương. Khi thiếu vitamin A, trẻ sẽchậm tăng trưởng, thậm chí sụt cân.

Khi trẻ bị sởi, virus lan tràn khắp cơ thể và gây viêmnhiễm ở nhiều cơ quan, đặc biệt là đường hô hấp và tiêu hóa. Khi đó, trẻ bịviêm long rất dữ dội và có thể bị tiêu chảy nặng nề. Tế bào niêm mạc ở đường hôhấp và tiêu hóa vì thế mà thường xuyên cần được tạo mới nên sử dụng một lượnglớn vitamin A. Do đó, cơ thể dễ lâm vào tình trạng thiếu hụt vitamin A mà chếđộ ăn khó đáp ứng kịp,nhất là đối với trẻ nhỏ. Đó là chưa kể đến trẻ thường rấtmệt mỏi và dễ biếng ăn khi bị bệnh nên sẽ không thể nhận đủ vitamin A.

Vitamin A có ở đâu?

Vitamin A được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốcđộng vật như gan, thịt, cá, trứng, sữa toàn phần & một số thức ăn bổ sung. Sữamẹ, đặc biệt là sữa non rất giàu vitamin A. Tiền vitamin A là beta-caroten, lànhững sắc tố đậm màu có ở thực phẩm nguồn gốc thực vật, có nhiều trong rau quảxanh & vàng đậm (rau muống, rau dền, mồng tơi, rau đay, rau ngót, cà rốt,bông cải xanh, bí đỏ, xoài, đu đủ, gấc…). Vitamin A nguồn gốc động vật(retinol) khi vào cơ thể sẽ được hấp thu nhanh chóng và phát huy tác dụng. Bảnthân beta-caroten là chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể chống lại các tácnhân gây oxy hóa gây tổn thương tế bào. Nếu muốn có tác dụng như vitamin A thìcần phải qua quá trình chuyển đổi thành vitamin A (retinol). Vì vitamin A tantrong chất béo nên chế độ ăn có dầu mỡ sẽ giúp hấp thu tốt vitamin A.


Việt Nam là xứnhiệt đới với nhiều loại rau trái và khá phong phú các loại thực phẩm dinhdưỡng. Trong đó, có rất nhiều thực phẩm giàu vitamin A nguồn gốc động vật và thựcvật. Mặc dù thực phẩm phong phú là thế nhưng nhiều bà mẹ vẫn không biết thựcphẩm nào giàu vitamin A. Sữa mẹ là nguồn thực phẩm giàuvitamin A, đặc biệt là sữa non. Tuy nhiên, nếu bà mẹ ăn uốngkiêng khem và không nhận đủ vitamin A thì hàm lượng vitamin A trong sữa mẹ sẽbị thiếu. Điều này sẽ dẫn đến trẻ bú mẹ cũng bị thiếu vitamin A.

Phòng ngừa thiếu vitamin A bằng cách nào?

Trẻ dưới 5tuổi rất dễ bị thiếu vitamin A do nhu cầutăng cao cho sự tăng trưởng nhưng chế độ ăn thường không đa dạng và không đủ.Hơn nữa, trẻ hay mắc các bệnh nhiễm trùng & giun sán làm tăng hao hụtvitamin A. Thiếu vitamin A sẽ làm trẻ bị quáng gà, khô mắt, nếu không được điềutrị sẽ dẫn đến loét giác mạc gây mù loà, trẻ cũng dễ bị mắc các bệnh nhiễmtrùng (như sởi, viêm hô hấp, tiêu chảy), chậm tăng trưởng, thậm chí sụt cân.

Để phòng ngừathiếu vitamin A, trẻ sơ sinh & trẻ nhỏ nên được bú sữa mẹ vì sữa mẹ rấtgiàu vitamin A, đặc biệt là sữa non. Bà mẹ cũng cần uống vitamin A liều cao(200.000 IU) bổ sung ngay sau sanh để bảo đảm sữa mẹ có đủ vitamin A cho trẻ. Đốivới trẻ dưới 6 tháng nhưng không bú mẹ cũng cần được bổ sung vitamin A tại trạmy tế với liều duy nhất 50.000 IU vitamin A.

Trẻ 6-36 thángtuổi dù ở bất cứ nơi đâu trên toàn quốc đều phải được bổ sung vitamin A liều caomỗi 6 tháng (vào ngày 1-2 tháng 6 & tháng 12) tại các điểm uống vitamin A.Trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ thiếu vitamin A như trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ bịsởi, hoặc bệnh nhiễm trùng tái phát nhiều lần, tiêu chảy kéo dài… cũng cần đượcuống vitamin A liều cao.

Chế độ ăn củatrẻ tuổi ăn dặm trở lên (tròn 6 tháng tuổi trở lên) nên có đủ thực phẩm giàuvitamin A kể trên. Vitamin A từ thực phẩm nguồn gốc động vật sẽ hấp thu tốt hơnvitamin A từ nguồn thực vật. Sử dụng thực phẩm giàu vitamin A cũng cần đi kèmvới chế độ ăn có đủ chất béo trong khẩu phần để vitamin A hấp thu được dễ dàng.

Trẻ trên 2tuổi nên được tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng vì giun sán cũng làm hao hụt vitaminA.

Kiến thức& thực hành đúng của bà mẹ & gia đình là hàng rào bảo vệ con mình chốngbệnh tật và là bệ đỡ cho trẻ phát triển tốt nhất.


 Hãy cho con bú mẹ sớm để tận hưởng nguồn sữa non quígiá, nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong suốt 6 tháng đầu và có thể kéo dàiđến 18-24 tháng, cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm (khi trẻ tròn 6 tháng) và đủ cácnhóm thực phẩm (bột, béo, đạm, vitamin/khoáng chất), đưa trẻ đi tiêm chủng đúnglịch để phòng tránh bệnh nhiễm trùng, và không quên đưa trẻ đi uống vitamin Atheo chiến dịch hoặc khi trẻ có nguy cơ thiếu vitamin A.


TS.BS. Trn Thị Minh Hạnh

PGĐ. Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM

 

Các tin khác

  • LỰA CHỌN MÓN ĂN NGÀY TẾT CHO NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG