TIN TỨC TỪ SỞ Y TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

THƯ MỜI


Ngày đăng :   09/12/2019

Ngày đăng :   10/12/2019

Ngày đăng :   10/12/2019

THÔNG BÁO


Ngày đăng :   03/11/2019

Ngày đăng :   27/09/2019

Ngày đăng :   27/09/2019

VĂN BẢN


Ngày đăng :   16/12/2019

Ngày đăng :   01/12/2019

Ngày đăng :   16/11/2019

PHÒNG CHỐNG BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM

Đái tháo đường - Gánh nặng sức khỏe toàn cầu

Đái tháo đường gia tăng trên toàn cầu  
Đái tháo đường cùng với tăng huyếp áp, ung thư và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được coi là thách thức lớn của thế kỷ XXI, làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế và đe dọa tiến trình thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ.
Theo thống kê của Hiệp hội đái tháo đường thế giới (IDF), hiện nay trên thế giới đã có hơn 415 triệu người trưởng thành đang bị bệnh đái tháo đường trong đó có 193 triệu người không hề biết mình bị bệnh. Nếu không có giải pháp phù hợp số người mắc đái tháo đường sẽ tăng lên 642 triệu người vào năm 2040. Hiện có 318 triệu người trưởng thành đang bị rối loạn dung nạp đường và số người này sẽ có nguy cơ chuyển thành đái tháo đường trong thời gian ngắn nếu không kịp thời áp dụng các biện pháp phòng ngừa tích cực.
 
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ đái tháo đường tăng gấp chỉ hai lần sau 10 năm từ 2,7% năm 2002 lên 5,4% năm 2012. Theo kết quả điều tra toàn quốc năm 2012 do Bệnh viện Nội tiết Trung ương thực hiện, vùng có tỷ lệ đái tháo đường thấp nhất là Tây Nguyên (3,8%), vùng có tỷ lệ cao nhất là Tây Nam Bộ (7,2%). Tỷ lệ người bệnh mắc đái tháo đường trong cộng đồng không được phát hiện vẫn rất cao lên đến 63,6%.

Tại TP. HCM, theo nghiên cứu năm 2012 của Trung tâm Dinh dưỡng trên người trưởng thành từ 30-69 tuổi thì tỉ lệ đái tháo đường là 11,4 %, tỉ lệ rối loạn chuyển hóa đường là 31,1%. 

Phụ nữ và gánh nặng đái tháo đường
Phụ nữ đang phải chịu gánh nặng đái tháo đường nặng nề: hiện có 199 triệu phụ nữ bị đái tháo đường và sẽ tăng lên 313 triệu người vào năm 2040. Trong số 5 triệu người tử vong vì đái tháo đường có 2,1 triệu là phụ nữ. Cứ 7 trẻ ra đời có 1 trẻ từ mẹ bị đái tháo đường thai kỳ với nhiều nguy cơ sức khỏe cho cả mẹ và con. Dù không bị bệnh nhưng việc chăm sóc những người thân trong gia đình bị mắc đái tháo đường cũng làm những người phụ nữ thêm mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần.

Đái tháo đường gây nhiều biến chứng
Gánh nặng tử vong và tàn phế do đái tháo đường rất lớn. Đái tháo đường nằm trong số 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Gần 80% các trường hợp tử vong do đái tháo đường là ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình. Các biến chứng như mù lòa, suy thận, nhồi máu cơ tim, tai biến mạnh máu não, nhiễm trùng, viêm thần kinh ngoại biên, loét và cắt cụt chi... gây gánh nặng về sức khỏe, tinh thần, kinh tế to lớn cho cá nhân, gia đình và xã hội. Chi phí cho điều trị đái tháo đường hàng năm từ 673 tỷ đến 1197 tỷ đô-la Mỹ.

Các yếu tố nguy cơ của đái tháo đường
Các yếu tố nguy cơ của đái tháo đường là: lớn tuổi, gia đình có người thân trực hệ bị mắc đái tháo đường, béo phì, béo bụng, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ít hoạt động thể lực, tăng huyết áp, tiền đái tháo đường, đái tháo đường thai kỳ, sinh con to, lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá, lối sống căng thẳng.

Phòng chống đái tháo đường
Mặc dù rất nguy hiểm nhưng đái tháo đường có thể phòng chống hiệu quả thông qua việc thay đổi lối sống bao gồm dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động, hạn chế tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh, thức ăn giàu chất béo, bia rượu, bỏ thuốc lá, kiểm soát cân nặng ... 

BSCK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp
Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng

 

Các tin khác

  • Đái tháo đường - Gánh nặng sức khỏe toàn cầu